Sư phạm mầm non dưới góc nhìn của người trong nghề

Sư phạm mầm non dưới góc nhìn của người trong nghề

Ngành sư phạm mầm non đang chao đảo với một loạt vụ việc bạo hành diễn ra gần đây khiến xã hội có cái nhìn sai lệch về nghề này. Vậy nên, dưới góc nhìn của người trong nghề, chúng tôi xin nói về người giáo viên mầm non để xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn.

Rõ ràng, việc bạo hành trẻ mầm non là điều hoàn toàn sai trái, các cách thức giải quyết vấn đề một cách bạo lực không bao giờ được khuyến khích.  Nhưng dưới góc độ của một người làm trong ngành sư phạm mầm non, chúng tôi xin đưa ra cách nhìn của mình để mọi người có cái nhìn thông cảm hơn cho nghề này.

Sư phạm mầm non nói khó thì không khó những cũng không phải là dễ

“ Trẻ em như búp trên cành” câu nói này còn chưa đúng với trẻ mầm non, ở độ tuổi này, trẻ là mầm non chứ chưa thành búp. Trẻ ở tuổi này mỏng manh, dễ tổn thương như mầm cây mới nhú. Ở nhà, trẻ được “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa ” thế nên sự thay đổi đột môi trường từ nhà sang nhà trẻ gây cho trẻ một cú sốc lớn.

Ở trường, do điều kiện diện tích, cơ sở vật chất các trường mầm non ở Việt Nam chưa tốt cộng với việc nhân sự ngành này còn chưa nhiều nên các trẻ bị hạn chế hoạt động. Các bé chủ yếu được giữ để chăm sóc, ăn uống chứ không có không gian hoạt động. Do vậy bọn trẻ bị dư thừa năng lượng, dễ sinh cáu bẳn, vì vậy việc trông trẻ hết sức vất vả.

Mọi người đều biết giáo dục mầm non chia làm 2 phương pháp “mềm” và “cứng”. Phương pháp “mềm” nghĩa là các cô giáo sẽ đi cưng nựn học sinnh để các em nghe lời. Phương pháp : ”cứng” không phải như các vụ bọa hành diễn ra gần đây. Phương pháp “là phương pháp có  áp dụng  nột số biện pháp răn đe, trường phạt nhẹ để bé có ể bé nghe lời và ngoàn ngoãn hơn.

Có nhiều phụ huynh nhầm tưởng rẳng phương pháp “cứng” là bạo hành; thực chất nó là một trong những kỹ năng sư phạm mà không thể học ở trường.  Ở đây chúng tôi không bao biện cho việc bọa hành gần đây hay ba biện cho những giáo viên dùng đòn roi đối với trẻ mà chỉ để cho các phụ huynh biết việc nghiêm khắc đôi khi là cần thiết; nhiều phụ huynh thấy con em mình bị phạm phạt thì đau lòng mà trách mắng cô giáo, điều đó hoàn toàn không nên.

giao vien su pham mam non

Giáo viên sư phạm mầm non chăm bé từ bữa ăn, giấc ngủ

Các giáo viên mầm non làm việc rất vất vả, mỗi giáo viên phải chăm sóc ít nhất tầm 5,6 trẻ. Mà với trẻ mầm non thì công việc lại vất vả muôn chừng: hết dọn vệ sinh lại phải dỗ dành trẻ, mà chẻ mầm non thì bạn biết rồi đấy; ngoài ra các cô còn phải chuẩn bị đồ chơi, đồ dùng học tập, dạy bé múa hát … Nghề của giáo viên mầm non là nghề của vất vả, các cô giáo phải đến trường chuẩn bị từ sáng sớm và về nhà khi trẻ đã về hết. Đã thế, nhiều khi phụ huynh đến muộn, cô giáo phải chờ đến tận nửa đêm hoặc đưa trẻ về nhà chăm sóc.

Vất vả là thế nhưng giáo viên mầm non lại không được coi trọng. Chưa kể đến việc những vụ bạo hành diễn ra gần đây thì giáo viên mầm non vẫn hay nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm của phụ huynh mỗi khi con cái của họ có vết xước dù là nhỏ nhất; bé có bị bệnh gì cũng đổ lỗi cho nhà trẻ đầu tiên … Mà khốn nỗi, chịu nhiều bất công như vậy mà không giải thích được, các bé thì còn nhỏ thế là cái tiếng vẫn là họ chịu. Họ chịu vất vả ở trường rồi mà về nhà vẫn phải chịu áp lực ở gia đình bởi nghề này thì ít có thời gian dành cho gia đình, nhiều cô giáo trẻ đã phải bỏ nghề vì áp lực công việc. Ngoài ra, đồng lương của giáo viên mầm non rất thấp. Thế nên việc bỏ nghề dù vẫn còn rất yêu trẻ, yêu nghề không phải là chuyện hiếm- bởi tiền lương của họ không đủ chi phí lo cho cuộc sống.

Tôi vừa tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non và mới vào nghề được một thời gian, nó vất vả, mệt nhọc như thế nhưng tôi vẫn yêu nghề , yêu trẻ và bám trụ với nghề. Điều chúng tôi mong mỏi là các bậc phụ huynh và xã hội có cái nhìn đúng  đắn hơn về chúng tôi chứ đừng nhìn một vài hiện tượng mà lên án cả ngành mầm non với những con người tâm huyết. Mong rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ được xã hội trả về đúng vị trí là những nhà giáo.

Leave a Reply

Hãy là người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz