Không dạy chữ cho trẻ ở bậc giáo dục mầm non?

Không dạy chữ cho trẻ ở bậc giáo dục mầm non?

Ngành sư phạm mầm non đang xôn xao trước chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó yêu cầu “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”.

Giáo dục mầm non là giai đoạn quan trọng trong giáo dục. Trong giai đoạn này trẻ sẽ phát triển mạnh về nhận thức và trẻ học rất nhanh trong giai đoạn này.

Vậy tại sao lại cấm dạy trẻ tập tô viết chữ ở bậc giáo dục mầm non?

nganh su pham mam non

trẻ mầm non không cần phải học chữ trước?

Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng dạy trẻ viết chữ trong giai đoạn này là phản khoa học. Giai đoạn này trẻ đang phát triển thể chất cơ quan thần kinh của trẻ phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, chưa phù hợp, bán cầu não phải của trẻ phát triển rất mạnh, giúp trẻ phát huy những môn năng khiếu như múa, hát, kể chuyện, đọc thơ còn bán cầu não trái, nơi tiếp thu những quy định, những kiến thức về văn hoá phát triển chậm hơn. Việc cho trẻ viết chữ ở giai đoạn này có thể khiến trẻ bị tổn thương. Nếu ép trẻ luyện tập quá sớm khi các bộ phận chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện (cơ quan thần kinh phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác khi phải tập trung nhìn không bền, thời gian tập trung vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể ngắn, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế…) sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý (cơ, xương, thần kinh…) về sau của trẻ. Hơn nữa ở độ tuổi này cần dành thời gian cho trẻ khám phá thế giới thay cho việc tập viết chữ.

Việc dạy tập tô, tập viết chữ ở lứa tuổi mẫu giáo, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm mầm non không tốt, sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học ở lớp một. Những ảnh hưởng do dạy không đúng sẽ khắc sâu đối với trẻ, rất khó sửa khi vào lớp một và sau này (như cách cầm bút sai, ngồi viết không đúng tư thế…).

Bên canh đó các giáo viên mầm non hiện nay chủ yếu ở trình độ trung cấp mầm non, một số ít có trình độ văn bằng 2 sư phạm mầm non hoặc liên thông cao đẳng, đại học … nên  với kiến thức học ở trường là chăm sóc trẻ là chính cho nên khó có thể có được một phương pháp bài bản, chính quy khi dạy trẻ học viết. Do đó, nhiều trẻ khi vào lớp 1 các cô giáo tiểu học lại phải rèn lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ chỉ thị của bộ là “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Tức là chúng ta vẫn có thể dạy chữ cho trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Đây là những kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp 1.

Tuy nhiên một sự thật hiển nhiên là hiện nay việc dạy trẻ viết chữ ở giai đoạn mầm non gần như được mặc định. Nhiều trường hợp trẻ em lớp 1 bị giáo viên phàn nàn khi không biết chữ khiến cho nhiều phụ huynh cấp tốc cho con đi học thêm. Điều này khiến việc cấm dạy chữ ở trường mầm non bị phản tác dụng. Bộ giáo dục và đào tạo cần có các biện pháp cụ thể và đồng bộ giữa các cấp học, đồng thời cải cách chất lượng nhà giáo trong trung cấp mầm non và các loại hình sư phạm mầm non liên quan để tránh tình trạng này.

Leave a Reply

Hãy là người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz