Nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non?

Nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non?

Trong hệ thống các bậc học, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên và cũng là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ. Vậy mà bậc học này hiện nay đang bị coi nhẹ và gặp nhiều khó khăn.

Sư phạm mầm non hay giáo dục mầm non đều có mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng là nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

su pham mam non

Sư phạm mầm non

Tiếp cận với bậc học giáo dục mầm non sớm, giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng đó thủ tướng đã ban hành quyết định số 239/QĐTT phê duyệt đề án “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015”.

Cụ thể về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và chăm sóc trẻ. Nhưng trên thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên ở bậc này còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. Chất lượng giáo viên đang công tác ở bậc mầm non cũng đang tồn tại nhiều bất cập như: chậm đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới. Thiếu cập nhật thông tin, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Giáo viên mầm non công tác ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều người chưa biết tiếng dân tộc gây không ít khó khăn trong quá trình chăm sóc cũng như vận động trẻ đến trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên mầm non thiếu về số lượng và bất cập về chất lượng là do chế độ đãi ngộ còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa tạo được động lực để giáo viên rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực chăm sóc trẻ.

Để nâng cao đội ngũ giáo viên sư phạm mầm non , đảm bảo chất lượng và số lượng thì các phòng các sở Giáo Dục cần quản lý tốt hơn chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các kỳ tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non hay bất kỳ hình thức học nâng các nghiệp vụ khác, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Việc thực hiện định mức biên chế cũng cần được quan tâm nhằm giúp giáo viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nghề.

Trong thực tế hiện nay, mạng lưới các trường lớp, cơ sở mầm non còn thiếu thốn, chưa đảm bảo được yêu cầu và phân bố không đồng đều. Đặc biệt là ở các thành phố lớn khi người dân có nhu cầu gửi trẻ cao nhưng lại thiếu quỹ đất xây dựng trường lớp dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em trong lứa tuổi mầm non nhưng không được đến trường. Trường lớp thiếu dẫn đến tình trạng các bậc phụ huynh phải gửi con em vào các điểm trông giữ trẻ điều kiện chăm sóc trẻ không tốt không đảm bảo, thậm chí nhiều nơi còn có tình trạng bạo hành trẻ em. Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm hơn tới bậc mầm non trong việc đầu tư quỹ đất, đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy.

Giáo dục mầm non là bước đệm cho giáo dục tiểu học là tiền đề cho sự phát triển của các em nên cần được quan tâm chú trọng nhiều hơn nữa.

Leave a Reply

Hãy là người đầu tiên bình luận!

avatar
wpDiscuz