Giáo dục tiểu học là nền móng của hệ giáo dục nhiều giải pháp quốc dân. Vì vậy những năm qua Bộ Giáo Dục đã triển khai đổi mới giáo dục tiểu học.
Trong bất kỳ 1 cấp học hay hình thức học hay trường học nào như trung cấp mầm non, trung cấp sư phạm tiểu học hay cao đăng sư phạm trung ương hoặc các trường mầm non , tiểu học , dạy nghề …v.v đều cần đến giảng dạy. Vấn đề giảng dạy được sự quan tâm từ đông đảo các phía. Vì vậy trong những năm qua Bộ GD-ĐT đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm đổi mới giảng dạy góp phần thúc đẩy sự phát triển của nên giáo dục nước ta.
Những biện pháp đổi mới mang đến hiệu quả trong bậc giáo dục tiểu học
Một trong những biện pháp được Bộ Giáo Dục thực hiện trong công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học là áp dụng mô hình trường học mới VNEN.
Mô hình VNEN được thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy, học và cách đánh giá, cách tôt chức quản lý lớp học.
Kết quả triển khai cho thấy học sinh ở bậc giáo dục tiểu học tự tin, tích cực và tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học, bước đầu hình thành những thói quen làm việc hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập.
Năm học 2015 -2016 ngoài việc triển khai theo chương trình, dự án ở 1447 trường tiểu học, trên cả nước còn có 451.665 học sinh của 2.318 các trường tiểu học ở 53 tỉnh thành phố đăng ký triển khai nhân rộng.
Cùng với mô hình VNEN, việc đổi mới đánh giá học sinh ở bậc giáo dục tiểu học theo thông tư số 30 cũng được coi là giải pháp đổi mới quan trọng. Trong đó, giáo viên không chấm điểm thường xuyên mà hàng ngày, hàng tuần, quan sát các biểu hiện trong hoạt động để nhận xét sự hình thành và phát triển nhân phẩm, năng lực, từ đó động viên khích lệ giúp học sinh.
Phương pháp đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản cách dạy và học trong trường tiểu học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học .
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng quá trình đổi mới giáo dục tiểu học cũng cho thấy những bất cập.
Điển hình là một số giáo viên triển khai lớp học VNEN còn máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo và còn lung túng khi nhận xét, hỗ trợ giúp đỡ học sinh. Công tác quản lý ở một số cơ sở giáo dục chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách ngoài quy định gây áp lực cho giáo viên.
Đối với việc thực hiện thông tư 30 vẫn xảy ra tình trạng nhiều giáo viên còn nhận thức theo dạng quy đổi từ đánh giá bằng điểm sang nhận xét dẫn đến việc đưa ra những nhận xét chung chung, ít có tác dụng khuyến khích học sinh tiến bộ hoặc giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.
Theo Bộ Giáo Dục, để triển khai mô hình VNEN và thay đổi cách đánh giá học sinh theo thông tư 30 góp phần thực hiện thành công việc đổi mới, toàn ngành sẽ tập trung tập huấn nâng cao khả năng sư phạm tiểu học cho cán bộ.
Các mô hình đổi mới ở tiểu học đang tiếp cận khá tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục vào bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình giáo dục truyền thống. Điều đó là tiền đề cho sự ra đời cách đánh giá học sinh theo phương án mới. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn cần những ý kiến đóng góp nhằm tạo điều kiện cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực.