sư phạm tiểu học

Nhiều đột phá tạo bước chuyển cho giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học là nền móng của hệ giáo dục nhiều giải pháp quốc dân. Vì vậy những năm qua Bộ Giáo Dục đã triển khai đổi mới giáo dục tiểu học.

Trong bất kỳ 1 cấp học hay hình thức học hay trường học nào như trung cấp mầm non, trung cấp sư phạm tiểu học hay cao đăng sư phạm trung ương hoặc các trường mầm non , tiểu học , dạy nghề …v.v đều cần đến giảng dạy. Vấn đề giảng dạy được sự quan tâm từ đông đảo các phía. Vì vậy trong những năm qua Bộ GD-ĐT đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm đổi mới giảng dạy góp phần thúc đẩy sự phát triển của nên giáo dục nước ta.

Những biện pháp đổi mới mang đến hiệu quả trong bậc giáo dục tiểu học

Một trong những biện pháp được Bộ Giáo Dục thực hiện trong công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học là áp dụng mô hình trường học mới VNEN.

Mô hình VNEN được thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy, học và cách đánh giá, cách tôt chức quản lý lớp học.

Kết quả triển khai cho thấy học sinh ở bậc giáo dục tiểu học tự tin, tích cực và tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học, bước đầu hình thành những thói quen làm việc hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập.

Năm học 2015 -2016 ngoài việc triển khai theo chương trình, dự án ở 1447 trường tiểu học, trên cả nước còn có 451.665 học sinh của 2.318 các trường tiểu học ở 53 tỉnh thành phố đăng ký triển khai nhân rộng.

mo hinh VNEN tai bac giao duc tieu hoc

mô hình VNEN tại bậc giáo dục tiểu học

Cùng với mô hình VNEN, việc đổi mới đánh giá học sinh ở bậc giáo dục tiểu học theo thông tư số 30 cũng được coi là giải pháp đổi mới quan trọng. Trong đó, giáo viên không chấm điểm thường xuyên mà hàng ngày, hàng tuần, quan sát các biểu hiện trong hoạt động để nhận xét sự hình thành và phát triển nhân phẩm, năng lực, từ đó động viên khích lệ giúp học sinh.

Phương pháp đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản cách dạy và học trong trường tiểu học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học .

Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng quá trình đổi mới giáo dục tiểu học cũng cho thấy những bất cập.

Điển hình là một số giáo viên triển khai lớp học VNEN còn máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo và còn lung túng khi nhận xét, hỗ trợ giúp đỡ học sinh. Công tác quản lý ở một số cơ sở giáo dục chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách ngoài quy định gây áp lực cho giáo viên.

Đối với việc thực hiện thông tư 30 vẫn xảy ra tình trạng nhiều giáo viên còn nhận thức theo dạng quy đổi từ đánh giá bằng điểm sang nhận xét dẫn đến việc đưa ra những nhận xét chung chung, ít có tác dụng khuyến khích học sinh tiến bộ hoặc giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

Theo Bộ Giáo Dục, để triển khai mô hình VNEN và thay đổi cách đánh giá học sinh theo thông tư 30 góp phần thực hiện thành công việc đổi mới, toàn ngành sẽ tập trung tập huấn nâng cao khả năng sư phạm tiểu học cho cán bộ.

Các mô hình đổi mới ở tiểu học đang tiếp cận khá tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục vào bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình giáo dục truyền thống. Điều đó là tiền đề cho sự ra đời cách đánh giá học sinh theo phương án mới. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn cần những ý kiến đóng góp nhằm tạo điều kiện cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực.

 

Tiêu chuẩn, chức danh của giáo viên giáo dục tiểu học

Giáo viên là nghề không mấy xa lạ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với một giáo viên ở bậc giáo dục tiểu học là như thế nào.

Ở bậc giáo dục tiểu học trong các trường công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giáo viên được đánh giá theo 3 hạng, giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng III và giáo viên tiểu học hạng IV.

Cụ thể tiêu chuẩn, chức danh của giáo viên sư phạm tiểu học như sau :

Tiêu chuẩn giáo viên hạng II là có bằng tốt nghiệp đại học  sư phạm tiểu học  hoặc đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên. Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí làm việc yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc, có trình độ tin học, sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II.

su pham tieu hoc

Giáo viên tiểu học trong giờ giảng dạy

Giáo viên tiểu học hạng III phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên, trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí làm việc yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc, có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III

Một giáo viên từ bậc III muốn lên hạng II thì phải có thời gian giữ chức giáo viên tiểu học hạng III hoặc tương đương đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng III từ đủ một năm và tốt nghiệp đại học sư phạm trước khi thi hoăc xét thăng hạng từ đủ một năm trở lên.

Giáo viên tiểu học hạng IV phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên, tình độ ngoại ngữ bậc 1, có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng , sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

Giáo viên từ hạng IV lên chức giáo viên hạng III phải có thời gian nắm giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV hoặc tương đương tử đủ 3 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV từ đủ một năm và tốt nghiệp cao đằng sư phạm trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 1 năm trở lên.

Giáo viên ở bậc giáo dục tiểu học được trả lương theo thứ hạng. Đối với giáo viên hạng II thì hệ số lương viên chức được áp dụng loại A1(từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). Hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89). Hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 3/11/2015, là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học trong cấp giáo dục tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Trên đây đã cho chúng ta thấy cái nhìn cụ thể nhất về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học , nếu bạn có mong muốn trở thành giáo viên để được tham gia vào sự nghiệp giáo dục thì các bạn hãy đi học khóa học sư phạm. Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành nghề này như trường cao đẳng sư phạm trung ương là một ví dụ, tại đây bạn sẽ được thỏa niềm mong ước của mình góp phần co sự phát triển giáo dục đât nước.

Nâng cao chất lượng của giáo dục mầm non?

Trong hệ thống các bậc học, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên và cũng là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ. Vậy mà bậc học này hiện nay đang bị coi nhẹ và gặp nhiều khó khăn.

Sư phạm mầm non hay giáo dục mầm non đều có mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng là nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

su pham mam non

Sư phạm mầm non

Tiếp cận với bậc học giáo dục mầm non sớm, giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng đó thủ tướng đã ban hành quyết định số 239/QĐTT phê duyệt đề án “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 -2015”.

Cụ thể về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và chăm sóc trẻ. Nhưng trên thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên ở bậc này còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. Chất lượng giáo viên đang công tác ở bậc mầm non cũng đang tồn tại nhiều bất cập như: chậm đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới. Thiếu cập nhật thông tin, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Giáo viên mầm non công tác ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều người chưa biết tiếng dân tộc gây không ít khó khăn trong quá trình chăm sóc cũng như vận động trẻ đến trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên mầm non thiếu về số lượng và bất cập về chất lượng là do chế độ đãi ngộ còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa tạo được động lực để giáo viên rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực chăm sóc trẻ.

Để nâng cao đội ngũ giáo viên sư phạm mầm non , đảm bảo chất lượng và số lượng thì các phòng các sở Giáo Dục cần quản lý tốt hơn chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các kỳ tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non hay bất kỳ hình thức học nâng các nghiệp vụ khác, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Việc thực hiện định mức biên chế cũng cần được quan tâm nhằm giúp giáo viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nghề.

Trong thực tế hiện nay, mạng lưới các trường lớp, cơ sở mầm non còn thiếu thốn, chưa đảm bảo được yêu cầu và phân bố không đồng đều. Đặc biệt là ở các thành phố lớn khi người dân có nhu cầu gửi trẻ cao nhưng lại thiếu quỹ đất xây dựng trường lớp dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em trong lứa tuổi mầm non nhưng không được đến trường. Trường lớp thiếu dẫn đến tình trạng các bậc phụ huynh phải gửi con em vào các điểm trông giữ trẻ điều kiện chăm sóc trẻ không tốt không đảm bảo, thậm chí nhiều nơi còn có tình trạng bạo hành trẻ em. Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm hơn tới bậc mầm non trong việc đầu tư quỹ đất, đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy.

Giáo dục mầm non là bước đệm cho giáo dục tiểu học là tiền đề cho sự phát triển của các em nên cần được quan tâm chú trọng nhiều hơn nữa.

Giáo dục tiểu học xưa và nay

Giáo dục tiểu học  là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Nó theo sau giáo dục mầm non và nằm trước giai đoạn giáo dục trung học. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực.

Nếu như hành trang đi học của học sinh bậc giáo duc tiểu học ngày xưa chỉ là cái bảng đen phấn trắng, và một vài quyển sách quyển vở thì bây giờ giáo dục tiểu học ngày càng phát triển song song với nó là hành trang của các em với một đống sách vở, đồ dùng học tập.

Ngày nay giáo dục tiểu học đang từng bước nâng cao chất lượng

Đối với các môn học của học sinh tiểu học ngày xưa thì chỉ là những quyển sách giáo khoa của bộ giáo dục thì bây giờ kèm theo mỗi môn học là những quyển sách tham khảo, nâng cao nào là để học tốt môn này môn kia, vở luyện viết chữ đẹp, cùng em đến trường …Cặp sách của các em được coi như một thư viện thu nhỏ. Chất lượng giáo dục tăng cao theo cùng với nó là chất lượng và số lượng giáo viên cũng tăng theo, số lượng người có văn bằng 2 sư phạm tiểu học cũng nhiều. Họ được đào tạo theo chiều hướng cải cách mới vì vậy chất lượng giảng dạy và làm giáo án cũng được thay đổi.  Điều đó dẫn đến những cái lợi và cũng có những cái điểm tốt bị mai một dần.

giao duc tieu hoc

Hành trang đến trường của trẻ tiểu học ngày trước

Giáo dục tiểu học ngày nay được đổi mới và cải cách hơn xưa nhiều rất nhiều. Trước đây,nếu như tất cả các dấu trong tiếng việt được biến hóa thành một câu đồng dao “nặng tròn, sắc đứng, huyền nằm, hỏi khom lưng cúi, ngã nằm cong queo” để học sinh dễ nhớ, dễ thuộc. Thế nhưng sau một thời gian đổi mới giáo dục, đổi mới sách giáo khoa, chỉ riêng dấu nặng đã biến tấu thành “dấu nặng như sao trên trời, như nốt ruồi đỏ, như đuôi con rùa”. Cách biến tấu như này khiến cho các em phải nhớ nhiều hơn.

Với phương thức ngành sư phạm tiểu học ngày xưa thì học sinh chỉ cần lên lớp học còn bây giờ ngoài giờ học trên lớp các em còn phải học thêm vào các ngày nghỉ, các buổi tối. Suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh là các em học càng nhiều càng tốt nhưng hiện tại các em đang trong độ tuổi vừa học vừa chơi “học mà chơi , chơi mà học” nhưng cứ nhồi nhét bắt ép các em học suốt ngày thì các em lấy đâu ra thời gian chơi để phát triển các kỹ năng về cuộc sống hàng ngày.

Ngày xưa mỗi khi đi học về các em đều được cha mẹ hỏi được mấy điểm điều đó một phần nào đó đã tạo lên áp lực cho các em. Nhưng đối với giáo dục tiểu học ngày nay áp dụng  theo thông tư 30 của bộ giáo dục và đào tạo từ ngày 15/10/2014 bậc tiểu học đã được bỏ chấm điểm mà thay vào đó là những lời nhận xét của giáo viên, điều này khiến các em một phần nào đó không bị áp lực điểm số đè lên vai.

Xã hội phát triển kéo theo nhiều thứ phát triển theo và giáo dục ngày nay thì cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, không hẳn chỉ là nên đi theo lối mòn ngày xưa. Nhưng có đổi mới phương pháp giáo dục gì đi nữa thì cũng nên làm những điều tốt nhất cho các em những mầm non tương lai của đất nước để các em có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Thi năng khiếu sư phạm mầm non

Để trở thành giáo viên sư phạm mầm non thì điều kiện bắt buộc là thi môn năng khiếu. Nhiều thí sinh rất lo lắng phần năng khiếu của mình. Dưới đây là một số chú ý cho các bạn.

Sư phạm mầm non cần phải thi năng khiếu khối M gồm các môn hát, kể chuyện, đọc diễn cảm. Dù đã chuẩn bị kỹ tâm lý nhưng nhiều bạn vẫn rối bời khi đi thi  phần năng khiếu này.

Chi tiết về phần thi năng khiếu sư phạm mầm non như sau :

  • Cách thức thi năng khiếu sư phạm mầm non

Chú ý rằng đặc thù của môn năng khiếu là thi theo đợt, khoảng 8 đến 10 bạn được gọi vào dự thi mỗi đợt. Các bạn sẽ có 15 đến 20 phút để chuẩn bị, tiếp đó giám khảo sẽ gọi các bạn lên thi theo số báo danh. Mỗi thí sinh sẽ có khoảng 5 đến 7 phút để thể hiện khả năng cho phần thi của mình.

Với cách sắp xếp này, các bạn sẽ được rút kinh nghiệm từ những người thi trước bằng cách chú ý quan sát phần thi của họ. Nhưng cũng đừng vì thế mà sao nhãng phần thi của mình, cần tập trung cao độ để hoàn thành phần thi của mình tốt nhất.

  • Trang phục dự thi năng khiếu sư phạm mầm non

Khi đi thi năng khiếu vào bất cứ một trường trung cấp mầm non nào thì cũng cần phải đối mặt với giám khảo nên cảm giác trực quan rất quan trọng. Các thí sinh nên chú ý về cách ăn mặc, trang điểm sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tính chất của sư phạm mầm non.

Theo bạn Nguyễn Hoài Thu, sinh viên thi liên thông ngành sư phạm mầm non chia sẻ: bạn đã thi năng khiếu mầm non 2 lần rồi, vì vậy có những kinh nghiệm thi mà không phải ai cũng có được, bạn nói lần đầu em chỉ chủ yếu tập trung vào trang phục đẹp mà không để ý đến đến phong cách nên đã bị trượt, lần thứ 2 bạn rút kinh nghiệm và tập trung, bình tĩnh nên đạt kết quả tốt.

su pham mam non

Thí sinh dự thi năng khiếu sư phạm mầm non

  • Cách ứng xử khi thi năng khiếu sư phạm mầm non

Sư phạm mầm non là ngành giáo dục cho trẻ nhỏ, mà trẻ nhỏ là những người hay bắt trước các hành động, những thứ chúng nhìn thấy xung quanh nhất là từ cha mẹ, sau đó đến thầy cô giáo. Vì vậy cách cư xử cũng được các ban giám khảo đánh giá cao. Do đó bạn cần phải chào ban giám khảo trước và sau lượt thi của mình, trong quá trình hỏi đáp, bạn cần trả lời lễ phép và luôn tươi cười.

  • Chú ý khi đi thi năng khiếu sư phạm mầm non

Bài thi năng khiếu sư phạm mầm non chủ yếu gồm 2 môn: đó là môn văn và môn nhạc. Đối với môn nhạc, các thí sinh dự thi sẽ lên trình bày một bài hát tự chọn (trừ các bài cải lương, chèo, tuồng cổ …) và bài hát phải được lưu hành. Thi môn năng khiếu này sẽ hát mà không đệm nhạc nhằm kiểm tra chất giọng, âm của thí sinh xem có phù hợp để trở thành giáo viên mầm non. Chú ý nếu bài hát mà thí sinh chọn không được lưu hành thì các thầy cô ban giám khảo sẽ yêu cầu bạn hát bài khác.

Điều chú ý trong phần này là chọn bài hát làm sao cho phù hợp với chất giọng của bản thân và chú ý bài hát này được phép lưu hành. Đê phòng tránh trường hợp xấu nhất nên chuẩn bị một vài bài hát phụ.

Đối với môn văn các thí sinh sẽ phải đọc diễn cảm một bài thơ hay kể một câu chuyện. Thí sinh cũng nên chuẩn bị trước cho mình ngoài ra ban giám khảo cũng có thể  gợi ý. Chú ý khi phát âm những từ hay sai có âm nặng hay nhẹ như ch, tr, s, x….

  • Điểm quan trọng nhất khi thi năng khiếu sư phạm mầm non

Dù thi vào trung cấp mầm non hay văn bằng 2 sư phạm mầm non thì các bạn luôn nhớ rằng  hãy bình tĩnh. Hãy coi kì thi như một bài kiểm tra thường ngày, chuẩn bị kỹ và thi hết mình thì bạn sẽ thành công.

Xét tuyển cao đẳng mầm non, tiểu học năm 2016

THÔNG BÁO

XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HỆ CHÍNH QUY

Chuyên ngành/SƯ PHẠM MẦM NON- SƯ PHẠM TIỂU HỌC

I. CHUYÊN NGÀNH XÉT TUYỂN

Cao đẳng  Sư phạm mầm non

Cao đẳng Sư phạm tiểu học

II. HÌNH THỨC XÉT TUYỂN:

–  Hình thức 1: Xét học bạ học kỳ I, học kỳ II năm học lớp 12 THPT ( TB > 5.0, Hạnh kiểm khá trở lên)

– Hình thức 2: Xét điểm thi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2016

Tuyển sinh trong cả nước

III. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

– Khoa Sư phạm Tiểu học.
             + Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập lớp 12 THPT (học bạ, theo đề án tự chủ tuyển sinh) của thí sinh.
             + Toán – Lý – Hóa, Toán – Hóa – Sinh, Toán – Văn – Tiếng Anh.
– Khoa Sư phạm Mầm non.
             + Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập lớp 12 THPT (học bạ, theo đề án tự chủ tuyển sinh) của thí sinh.
             + Toán – Hóa – Sinh, Toán – Văn – Tiếng Anh, Văn – Sử – Địa.

IV. THỜI GIAN ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

– Đối với học sinh không đỗ tốt nghiệp THPT, BTVH (Cấp bằng Cao đẳng chính quy) học hệ cao đẳng chính quy 03 năm 3 tháng.
– Đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT, BTVH…(Cấp bằng cao đẳng chính quy) học hệ cao đẳng chính quy 03 năm.

V. HỒ SƠ TUYỂN SINH BAO GỒM:

+ Học bạ (bản sao);

+ Giấy khai sinh ( bản sao)

+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT ( bản sao)

+ 1 Bộ hồ sơ HSSV theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đóng dấu xác nhận của xã/ phường

+ Sổ đoàn hoặc hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng (nếu có).

+ 04 ảnh 3×4

+ Các giấy tờ ưu tiên (nếu có )

VI. Quyền lợi của học sinh:

– Sau 3 năm đào tạo sinh viên được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp bằng Cao đẳng hệ chính quy

– Với tôn chỉ “Nói không với thất nghiệp”, nhà trường luôn hướng tới khả năng làm việc thực tế của sinh viên và lấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp làm thước đo của chất lượng đào tạo.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:

  Dành 100 chỉ tiêu xét tuyển thẳng cho thí sinh đăng ký sớm
–  Sau khi trúng tuyển và hoàn thành thủ tục nhập học, sinh viên sẽ được xác nhận là đang theo học tại Trường
–  Được vay tín dụng học tập, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định.
–  Được hưởng các chế độ chính sách về hỗ trợ giáo dục theo qui định của Nhà nước.
–  Được học cùng lúc 2 ngành nếu đủ điều kiện và khả năng.
–  Nhà trường có 200 chỗ ở ký túc xá hiện đại cho Sinh viên đăng ký ở.
– Sau khi ra trường SV được cấp bằng Cao đẳng Chính quy của Nhà nước
– Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi sẽ được giới thiệụ việc làm tại các Trường học trên địa bàn hà nội
– Nhà trường tạo điều kiện cho thí sinh khi đến nộp hồ sơ dự tuyển.

THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ TẠI VĂN PHÒNG TUYỂN SINH 

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với cô Hoa để được hướng dẫn )

Tel: (04) 62 532 658  (Phòng tuyển sinh )

Hotline:  0975 399 553 (Cô Hoa) – (Phụ trách tuyển sinh)

 (Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

Vì sao nên học sư phạm mầm non, tiểu học?

Ngành sư phạm luôn là ngành đáng được trân trọng. Trong đó, phải đặc biệt kể đến là sư phạm tiểu học và sư phạm mầm non. Đây là hai ngành vất vả nhất trong hệ thống giáo dục, chịu trách nhiệm cho giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.

Hiện nay, ngành ngành sư phạm tiểu học, mầm non được rất nhiều bạn trẻ quan tâm theo học.

Ngành sư phạm nói chung và sư phạm mầm non, tiểu học nói riêng là một ngành, một nghề cao quý được xã hội tôn vinh. Đây là tiền đề, đặt nền móng cho những tương lai của đất nước. Có vai trò như “người đưa đò” và có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển khả năng cũng như tâm lý trẻ.

Vì sao nên học ngành sư phạm mầm non tiểu học? Đó là câu hỏi được đặt ra với rất nhiều thí sinh dự thi Đại học Cao đẳng năm nay nhưng chưa chọn được ngành phù hợp cho mình. Và đây cũng là câu hỏi lớn đối với cả những sinh viên đang học ngành sư phạm nhưng còn mơ hồ về chuyên ngành mình đang học.

Một số nguyên nhân lý giải cho sức hút của ngành sư phạm mâm non, tiểu học.

  • Ngành sư phạm mầm non – sư phạm tiểu học được nhà nước quan tâm đặc biệt

Ngành giáo dục tiểu học, mầm non đã chú ý hơn vào những cấp học ban đầu như mầm non, tiểu học. Những cấp học này sẽ định hướng phát triển nhân cách cũng như trí tuệ cho trẻ trong suốt những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Vì thế ngành mầm non, tiểu học đang được đầu tư mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần.

su pham mam non tieu hoc

Một lớp học mầm non

Hiện nay, đời sống giáo viên mầm non, tiểu học đã được quan tâm hơn; mức lương, thưởng cùng điều kiện giảng dạy ngày một đảm bảo hơn. Cơ sở vật chất của các trường cũng được đầu tư nhiều hơn, giúp giáo viên yên tâm và có điều kiện công tác tốt hơn.

  • Đầu ra của ngành sư phạm mầm non, tiểu học

Có thể nói tuy nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước thì khối sư phạm mầm non – tiểu học cũng không thể “hot” bằng các khối Trung học cơ sở, phổ thông. Tuy nhiên, ngược với tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao của khối phổ thông thì khối mầm non – tiểu học lại có đầu ra tương đối dễ dàng. Các chỉ tiêu cho khối này liên tục tăng nhưng lượng thí sinh thi ra trường khối này lại không nhiều dẫn đến tình trạng sinh viên mầm non- tiểu học ra trường là kiếm được việc.

Nhiều sinh viên khối phổ thông thất nghiệp cũng chuyển hướng học văn bằng 2 sư phạm mầm non, tiểu học.

  • Yêu cầu đầu vào ngành sư phạm mầm non, tiểu học không cao

Có thể nói khối mầm non – tiểu học là khối có tiêu chuẩn đầu vao thấp. Với trình độ trung cấp mầm non hay trung cấp tiểu học, bạn chỉ cần tốt nghiệp THPT (trung học phổ thông) là đủ điều kiện xét tuyển vào trường; điểm thi đầu vào khối sư phạm mầm non, tiểu học cũng thấp hơn các khối khác.

Kết

Với những điều kiện thuận lợi như vậy, ngành mầm non – tiểu học ngày càng thu hút nhiều sinh viên  theo học. Tuy nhiên nếu bạn muốn theo học ngành này bạn cần phải có cái tâm, lòng yêu trẻ, sư kiên nhẫn và vị tha; hãy cân nhắc kỹ bởi đây là một con đường có nhiều khó khăn và chỉ hợp cho những ai thật lòng yêu trẻ.

Nâng cao chất lượng giáo viên khối ngành sư phạm

Ngành giáo dục đang trong giai đoạn cải cách để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo thì không chỉ chương trình học mà cả giáo viên cũng phải thật sự giỏi mới làm được. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng chúng ta cần nâng cao chất lượng giáo viên ngay từ khâu đầu vào.

Có một thời ngành sư phạm mầm non và tiểu học luôn đứng top đầu trong điểm xét tuyển đầu vào. Ngành sư phạm khi ấy được trọng vọng, chúng ta thì có một thế hệ giáo viên chất lượng, giàu tâm huyết với nghề.

Cụ thể về chất lượng ngành sư phạm tiểu học và mầm non

Nhưng giờ đây, mặc cho các kỳ tuyển sinh trung cấp mầm non và các khối ngành sư phạm vẫn đều đặn qua hằng năm nhưng ngành sư phạm mất đi vị thế của nó; học sinh thì không mặn mà lắm với nghề giáo. Thường các trường sư phạm nằm trong danh sách thứ 2, thứ 3 (tức nguyện vọng 2 ,nguyện vọng 3) của thí sinh; thêm nữa, chất lượng thí sinh chưa cao, lượng học sinh giỏi thi vào ngành lại thấp. Nếu cứ tình trạng này thì tầm 10-15 năm nữa chúng ta sẽ thấy một thế hệ giáo viên chưa thực sự chất lượng và điều này tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục.

su pham mam non tieu hoc

Cử nhân ngành sư phạm mầm non, tiểu học trong ngày tốt nghiệp

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do chính sách của nhà nước. Chúng ta vẫn chú trọng đầu tư cho giáo dục nhưng thực tế mức lương của giáo viên tương đối thấp và chưa phù hợp với sự phát triển của xã hội; mức lương thấp nhưng để làm giáo viên cũng không đơn giản : sinh viên mới ra trường muốn dạy ở những nơi có điều kiện tốt (trừ vùng sâu, vùng xa) thì phải chạy đủ kiểu. Một lý do nữa là bộ đang trong quá trình cải cách giáo dục nên thường xuyên có những thay đổi đôi khi chưa được hợp lý, một số ngành về giáo dục mầm non, tiểu học phải làm việc rất vất vả bởi những quy định thay như chong chóng của bộ.

Vậy nên để tăng chất lượng giáo viên cũng như hấp dẫn được sinh viên theo học thì bộ cần phải có những thay đổi tích cực hơn để sinh viên hay những học sinh yêu sư phạm có thể tìm thấy cơ hội của mình. Chúng ta cần những biện pháp mạnh mẽ để khắc phục vấn đề này nếu không ngành sư phạm vẫn phải đối mặt với thách thức về chất lượng giáo viên. Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ.

Trước kia dân ta có câu :” Chuột cùng sào mới vào sư phạm” và chúng ta đã khắc phục được nó. Thế nhưng có vẻ như  câu nói ấy lại dần quay lại bởi chất lượng sư phạm đang ngày một đi xuống; nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp có lẽ câu nói đó lại trở thành câu cửa miệng của học sinh, sinh viên.