trung cấp mầm non

Nhận diện trường mầm non phù hợp cho con

Khi tôi học xong sư phạm mầm non ở cao đẳng sư phạm trung ương, cũng là lúc đứa con của tôi bắt đầu đến tuổi đi mầm non. Không quá khó khăn khi tôi tìm trường phù hợp cho con mình như các bậc phụ huynh khác, vì là người có nghiệp vụ sư phạm mầm non và đang công tác trong nghề.

Trong chúng ta ai cũng đã, đang và sẽ có con nhỏ, là một ông bố bà mẹ tốt đều muốn con cái mình được tham gia vào những hình thức đào tạo tốt và phù hợp nhất cho sự phát triển toàn diện của con em mình ngay từ khi còn nhỏ đi học mâm non.

Một vài ý kiến về vấn đề giáo dục mầm non :

Bạn bè chơi cùng con học trường nào.

Để nhận diện trường mầm non phù hợp cho con thì đây là một yếu tố khá quan trọng đóng vai trò quyết định bé nhà bạn có thích nghi nhanh với môi trường mới hay không? Khi có bạn gần nhà học chung trường, ít nhất bé cũng có người để chơi cùng trong những ngày đầu tiên, bé sẽ bớt sợ hãi, nhút nhát. Và hơn thế nữa, nếu công việc của bạn quá bận, thường xuyên về muộn hơn giờ tan học của bé, bạn có thể nhờ phụ huynh gần nhà đón giúp con mình luôn. Bạn sẽ an tâm hoàn thành công việc và không phải vội vã đi nhanh về đón bé. Vừa gây nguy hiểm cho bạn, vừa làm trễ giờ tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ của bé.

su pham mam non

Bé thoải mái học tập ở nhà trường

Không gian trường học

Ngành sư phạm mầm non gắn với độ tuổi của trẻ nhỏ rất hiếu động, không dễ gì để quản lý một lớp học toàn các học trò luôn chân, luôn tay. Vì vậy không gian trường học rất quan trọng, bạn hãy chắc chắn không gian đó an toàn với bé, không gây nguy hiểm gì cho bé, bé luôn ở trong tầm mắt của giáo viên và không thể leo trèo hay ra vượt ra ngoài đường hay khu vực nguy hiểm. Ngoài ra không gian cũng cần rộng rãi thoải mái, không ẩm thấp hay quá nóng, vì giai đoạn này bé dễ mắc các bệnh do dị ứng, do môi trường nhiều mầm bệnh

Chất lượng giáo viên

Chất lượng ở đây không phải là giáo viên phải có bằng cấp này, bằng cấp nọ, tốt nghiệp trường này trường kia. Dù có tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học hay đã hoàn thành học văn bằng 2 mầm non đi nữa thì cũng không quan trọng bằng tình yêu thương các cô dành cho bé. Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì các vụ giáo viên mầm non bạo hành, quát mắng trẻ. Chưa bàn tới việc những giáo viên đó có tốt nghiệp hình thức đào tạo nào, nhưng chắc chắn dù bằng giỏi đi nữa họ vẫn không xứng đáng là những cô nuôi dạy trẻ đúng nghĩa.

Hy vọng những điều tôi đưa ra trên đây sẽ phần nào giúp các bạn chọn lựa cho con mình một môi trường phù hợp, để trẻ có những năm tháng tuổi thơ đáng nhớ, cũng như được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng để có một thể trạng tốt nhất, sẵn sàng cho những năm tháng học ở các cấp học tiếp theo. Cũng mong các nhà quản lý giáo dục thắt chặt quản lý, các giáo viên có tâm với nghề, yêu thương chăm sóc các bé tận tâm hơn.

Giáo dục mầm non và tinh thần trách nhiệm

Giáo dục mầm non là bước đệm đầu tiên cho sự phát triển của trẻ. Chính vì thế người theo ngành sư phạm mầm non phải chịu nhiều áp lực, không chỉ đòi hỏi có chuyên môn về nghiệp vụ, mà phải có nhiều kinh nghiệm.

Đối với bất kỳ trường lớp giáo dục nào như cao đẳng sư phạm mầm non hay trung cấp sư phạm tiểu học ….. thì giáo viên luôn là nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của quá trình học tập của học sinh. Đối với giáo dục mầm non thì điều này càng dễ nhận thấy, giáo viên mầm non không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc các em. Chính vì thế những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực của người theo ngành sư phạm mầm non luôn được đề cao, phải có phẩm chất tốt đẹp thì mới có thể đảm đương được nhiệm vụ.

giao duc mam non

Giáo viên mầm non vừa dạy vừa chơi cùng các bé

Giáo dục mầm non – giáo dục con người là cả một nghệ thuật

Trước hết muốn trở thành một giáo viên mầm non thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ. Vì hầu hết thời gian trẻ đều ở trường sinh hoạt với thầy cô và bạn bè, cô cho ăn, ru ngủ, cô dạy trẻ những điều hay lẽ phải, cô phải luôn giúp đỡ, bảo vệ trẻ. Vì thế tình yêu cô dành cho trẻ không chỉ đơn thuần là tình cảm cô trò bình thường mà đôi lúc còn vượt qua khỏi ngưỡng đó.

Đối với trẻ trong giai đoạn giáo dục mầm non, cách hành xử của trẻ chủ yếu dựa trên bản năng, trẻ làm tất cả những điều gì mà trẻ muốn, trẻ chưa hình thành được suy nghĩ logic và cũng không biết việc mình làm là tốt hay xấu, có nên làm hay không. Do đó người giáo viên phải tỉnh táo trước tất cả những hành động mà trẻ làm và có những định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ.

Hiện nay, ngành sư phạm mầm non yêu cầu người giáo viên cần có kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để nuôi dạy trẻ. Trên thực tế ngày nay, các giáo viên mầm non đều học trong các môi trường chuyên nghiệp và đều có trình độ ít nhất từ trung cấp mầm non trở lên.

Tinh thần trách nhiệm là điều cần thiết ở bất kỳ một ngành nghề nào. Đối với ngành sư phạm mầm non điều đó càng quan trọng. Với giáo dục mầm non, đây là giai đoạn đặt nền tảng cho cả quá trình phát triển sau này của trẻ. Nếu giáo viên có tinh thần trách nhiệm không tốt, không chăm lo dạy bảo trẻ chu đáo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ.

Những bạn  đang có ý định theo nghề, đang học văn bằng 2 sư phạm tiểu học, mầm non hay mới bắt đầu vào nghề muốn đứng vững và trở thành một giáo viên giỏi, trước hết hãy tập cách làm quen với trẻ yêu thương trẻ, yêu trẻ không chỉ bằng lời nói mà còn qua hành động, cử chỉ.Nghề giáo viên mầm non phải chịu nhiều áp lực nhưng với niềm yêu nghề, tình yêu trẻ thì các bạn hoàn toàn có thể hoàn thành tốt được công việc của mình.

Ngày càng nhiều bạn trẻ theo học sư phạm mầm non

Học trung cấp mầm non sẽ cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu của ngành mầm non. Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay nhu cầu về sư phạm mầm non ngày càng tăng.

Sự phát triển của xã hội ngày nay kéo theo gánh nặng cơm áo gạo tiền đối với các phụ huynh khiến họ không có thời gian chăm lo cho con cái buộc họ phải gửi các em vào các nhà trẻ, các trường mầm non. Hiện nay có rất nhiều các trường từ công lập đến tư thục mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu này, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên mầm non một cách trầm trọng mặc cho tình trạng tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non và các loại hình tương tự vẫn được các trường thông báo đều đặn theo hằng năm với những số lượng tuyển sinh ngày một tăng .

giao duc mam non

Giáo viên sư phạm mầm non trong giờ thực hành

Học sư phạm mầm non không lo thất nghiệp

Nếu bạn yêu quý trẻ em, muốn chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho các em, muốn là  người đặt nền móng ban đầu về tư duy cũng như tính cách của các em thì các bạn nên chọn theo ngành giáo dục mầm non. Hiện nay có các khóa học  khác nhau về mầm non mà các bạn có thể tham khảo như trung cấp mầm non hoặc văn bằng 2 sư phạm mầm non. Học các khóa học này các bạn được cung cấp các kiến thức cốt lõi và kỹ năng cơ bản trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

Đối với học văn bằng 2 mầm non thì các bạn có thể là những người đang đi học muốn mở rộng kiến thức cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường hay là những người đã và đang đi làm một công việc khác mà muốn thử sức với một ngành nghề mới thì theo đuổi và thử sức với ngành này cũng là một lựa chọn tốt cho các bạn.

Đối với sinh viên sư phạm mầm non thì các bạn chỉ cần là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông hay là bổ túc văn hóa thì các bạn cũng có thể theo ngành này.

Nghề dạy học là nghề cao quý mà ai cũng ngưỡng mộ mà nhất là những người thầy, người cô mầm non những người đặt những nền móng đầu tiên cho các thế hệ tương lai của đất nước đòi hỏi ở bạn nhiều về phẩm chất đạo đức cũng như nhân cách. Bạn cần thiên về sự mẫu mực chứ không chỉ đơn thuần là về năng lực.

Để đến được với nghề giáo và có cơ hội trở thành người thầy, người cô tốt, việc đầu tiên bạn cần là phải có định hướng đúng và dựa trên cơ sở xác định tính cách của bản thân có phù hợp với ngành sư phạm tiểu học , mầm non có yêu quý trẻ em, cũng như năng lực và nguyện vọng của mình sao cho phù hợp để yêu và sống mãi với nghề được gọi là “người lái đò” này hay không .

Vì sao nên học sư phạm mầm non, tiểu học?

Ngành sư phạm luôn là ngành đáng được trân trọng. Trong đó, phải đặc biệt kể đến là sư phạm tiểu học và sư phạm mầm non. Đây là hai ngành vất vả nhất trong hệ thống giáo dục, chịu trách nhiệm cho giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ.

Hiện nay, ngành ngành sư phạm tiểu học, mầm non được rất nhiều bạn trẻ quan tâm theo học.

Ngành sư phạm nói chung và sư phạm mầm non, tiểu học nói riêng là một ngành, một nghề cao quý được xã hội tôn vinh. Đây là tiền đề, đặt nền móng cho những tương lai của đất nước. Có vai trò như “người đưa đò” và có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển khả năng cũng như tâm lý trẻ.

Vì sao nên học ngành sư phạm mầm non tiểu học? Đó là câu hỏi được đặt ra với rất nhiều thí sinh dự thi Đại học Cao đẳng năm nay nhưng chưa chọn được ngành phù hợp cho mình. Và đây cũng là câu hỏi lớn đối với cả những sinh viên đang học ngành sư phạm nhưng còn mơ hồ về chuyên ngành mình đang học.

Một số nguyên nhân lý giải cho sức hút của ngành sư phạm mâm non, tiểu học.

  • Ngành sư phạm mầm non – sư phạm tiểu học được nhà nước quan tâm đặc biệt

Ngành giáo dục tiểu học, mầm non đã chú ý hơn vào những cấp học ban đầu như mầm non, tiểu học. Những cấp học này sẽ định hướng phát triển nhân cách cũng như trí tuệ cho trẻ trong suốt những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Vì thế ngành mầm non, tiểu học đang được đầu tư mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần.

su pham mam non tieu hoc

Một lớp học mầm non

Hiện nay, đời sống giáo viên mầm non, tiểu học đã được quan tâm hơn; mức lương, thưởng cùng điều kiện giảng dạy ngày một đảm bảo hơn. Cơ sở vật chất của các trường cũng được đầu tư nhiều hơn, giúp giáo viên yên tâm và có điều kiện công tác tốt hơn.

  • Đầu ra của ngành sư phạm mầm non, tiểu học

Có thể nói tuy nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước thì khối sư phạm mầm non – tiểu học cũng không thể “hot” bằng các khối Trung học cơ sở, phổ thông. Tuy nhiên, ngược với tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao của khối phổ thông thì khối mầm non – tiểu học lại có đầu ra tương đối dễ dàng. Các chỉ tiêu cho khối này liên tục tăng nhưng lượng thí sinh thi ra trường khối này lại không nhiều dẫn đến tình trạng sinh viên mầm non- tiểu học ra trường là kiếm được việc.

Nhiều sinh viên khối phổ thông thất nghiệp cũng chuyển hướng học văn bằng 2 sư phạm mầm non, tiểu học.

  • Yêu cầu đầu vào ngành sư phạm mầm non, tiểu học không cao

Có thể nói khối mầm non – tiểu học là khối có tiêu chuẩn đầu vao thấp. Với trình độ trung cấp mầm non hay trung cấp tiểu học, bạn chỉ cần tốt nghiệp THPT (trung học phổ thông) là đủ điều kiện xét tuyển vào trường; điểm thi đầu vào khối sư phạm mầm non, tiểu học cũng thấp hơn các khối khác.

Kết

Với những điều kiện thuận lợi như vậy, ngành mầm non – tiểu học ngày càng thu hút nhiều sinh viên  theo học. Tuy nhiên nếu bạn muốn theo học ngành này bạn cần phải có cái tâm, lòng yêu trẻ, sư kiên nhẫn và vị tha; hãy cân nhắc kỹ bởi đây là một con đường có nhiều khó khăn và chỉ hợp cho những ai thật lòng yêu trẻ.

Kỹ năng cần có của giáo viên sư phạm mầm non

Hiện nay giáo dục mầm non chú trọng hơn vào việc chăm sóc và phát triển kỹ năng cho trẻ. Giáo dục hiện đại đề cao sự phát triển nhận thức, kỹ năng tự chủ cho trẻ. Thế nên, để phát triển được những kỹ năng đó yêu cầu giáo viên cần có đầy đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết.

Ngày nay, yêu cầu tối thiểu để được làm giáo viên mầm non là phải thông qua tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non và tốt nghiệp ra trường; thậm chí có những trường mầm non tư thục còn yêu cầu bằng cao đẳng, đại học.  Các trường đào tạo mầm non ngày nay trang bị cho sinh viên rất nhiều kiến thức cần thiết.

ky nang su pham mam non

cô giáo mầm non cần rất nhiều kĩ năng

Trên thực tế, một sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương cho hay : Các sinh viên sư phạm mầm non đang phải đối mặt với thời gian biểu toàn những môn khủng.

Giáo viên ngành sư phạm mầm non là những người đa tài

Giáo viên mầm non là một Bác sĩ. Tại sao ư? Bởi vì để trở thành giáo viên mầm non, các bạn cũng phải hiểu một cách căn bản nhất về các bệnh thường gặp của trẻ, cách phòng ngừa và điều trị. Như vậy nếu có nói là “bác sĩ” thì cũng có cơ sở.

Giáo viên mầm non là một họa sĩ. Đúng không nhỉ? Câu trả lời là đúng đến 100%. Có nhìn cảnh cô giáo Mầm Non chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi cho bé mới biết được sự vất vả và khéo léo của các cô biết chừng nào. Những bức tranh vẽ, xé dán, những câu chuyện tự vẽ, trang trí lớp sinh động thì đúng thật nói các cô là họa sĩ quả không sai.

Giáo viên sư phạm mầm non còn là nghệ sĩ múa, ca sĩ…Không chỉ hát hay, múa dẻo mà các cô còn là những nhà biên đạo múa tài ba khi tổ chức các lễ hội cho bé.

Bên cạnh đó, các cô giáo mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ. Không nắm bắt được đặc điểm tâm lý của từng trẻ thì không thể đưa ra phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn được.

Ngoài ra, để trở thành giáo viên mầm non thực thụ, người giáo viên ngoài việc rèn luyện kỹ năng, nâng cao chuyên môn, tu dưỡng đạo đức còn phải có tinh thần trách nhiệm và sự chịu đựng ghê gớm: Chịu đựng tiếng ồn, tiếng la hét, chịu đựng áp lực và trên hết giáo viên mầm non là những người đầy nhiệt huyết và tình yêu trẻ.

Ta thấy giáo viên mầm non đâu phải là một nghề đơn giản nhưng nghề vẫn thu hút được những tâm hồn yêu trẻ.

Chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn để có thể hiểu, cảm thông với những khó khăn của giáo viên mầm non. Tuy thời gian gần đây nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non làm mất đi niềm tin của công chúng nhưng hãy tin rẳng đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”; luôn còn đó những giáo viên mầm non yêu nghề, yêu trẻ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con em chúng ta.

Cải thiện chất lượng giáo dục mầm non

Ngành giáo dục mầm non thời gian qua đã trải qua nhiều biến động. Việc cải cách ngành sư phạm mầm non đem đến một số thay đổi tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục.

Những vụ việc gây chấn động ngành sư phạm mầm non gần đây như vụ việc cô giáo lạng sơn bỏ mặc trẻ ăn rác hay mới đây vụ cô giáo trói tay chân, bịt giẻ vào mồm bé tại trường mầm non ở Quảng Bình là một hồi chuông nữa cảnh báo về chất lượng giáo dục mầm non ở nước ta.

giao vien su pham mam non

Hai bảo mẫu vụ trói tay chân trẻ ở lạng sơn tại cơ quan công an

Chất lượng giáo dục mầm non còn nhiều yếu kém

Có một sự thật đáng buồn là tình trạng giáo dục mầm non ở nước ta tệ đến nỗi các bậc phụ huynh không muốn đưa con đi nhà trẻ. Những vụ việc kể ở trên không phải lần đầu tiên diễn ra và có lẽ cũng không phải cuối cùng nếu chất lượng giáo viên chưa được cải thiện.

Với nhiều vụ việc chấn động ngành mầm non gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã nỗ lực đẩy mạnh các quy chế mầm non cũng như kết hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra, rà soát các trường mầm non để có thể kiểm soát và loại bỏ những trường lậu, trường chưa được cấp phép hay trường không đảm bảo chất lượng .

Tuy nhiên bài toán quan trọng nhất cần giải quyết là bài toán chất lượng giáo viên. Có thể thấy những giáo viên mầm non tại các vụ việc chấn động kể trên phần lớn là các giáo viên trẻ, có tuổi đời và tuổi nghề ngắn; đôi khi là những giáo viên không có trình độ sư phạm.

Việc cần kíp bây giờ là phải nâng cao chất lượng giáo viên mầm non bằng cách mở rộng đào tạo; tăng cường tuyển sinh khối sư phạm mầm non. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, ngoài kỹ năng chúng ta còn phải nâng cao phẩm chất, đạo đức của sinh viên. Có thể đội ngũ giáo viên mầm non mới thực sự là đội ngũ mạnh, có lòng yêu người , yêu trẻ, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để chăm sóc và giáo dục trẻ.

Thường thì chuẩn giáo viên mầm non là hệ trung cấp sư phạm mầm non với hệ học này các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ cũng như những kiến thức sư phạm và đạo đức. Với những gì được trang bị, thế hệ giáo viên mầm non tương lai sẽ đủ tâm, đủ tài để chăm sóc con em một cách tốt nhất.

Việc nâng cao chất lượng mầm non cũng nên đi kèm với việc mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất; rất may, ngày nay xã hội đã quan tâm hơn về giáo dục mầm non. Hy vọng với sự quan tâm của xã hội cùng với chính sách nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ngành mầm non sẽ có những bước tiến rõ nét hơn trong tương lai.

Không dạy chữ cho trẻ ở bậc giáo dục mầm non?

Ngành sư phạm mầm non đang xôn xao trước chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó yêu cầu “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”.

Giáo dục mầm non là giai đoạn quan trọng trong giáo dục. Trong giai đoạn này trẻ sẽ phát triển mạnh về nhận thức và trẻ học rất nhanh trong giai đoạn này.

Vậy tại sao lại cấm dạy trẻ tập tô viết chữ ở bậc giáo dục mầm non?

nganh su pham mam non

trẻ mầm non không cần phải học chữ trước?

Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng dạy trẻ viết chữ trong giai đoạn này là phản khoa học. Giai đoạn này trẻ đang phát triển thể chất cơ quan thần kinh của trẻ phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, chưa phù hợp, bán cầu não phải của trẻ phát triển rất mạnh, giúp trẻ phát huy những môn năng khiếu như múa, hát, kể chuyện, đọc thơ còn bán cầu não trái, nơi tiếp thu những quy định, những kiến thức về văn hoá phát triển chậm hơn. Việc cho trẻ viết chữ ở giai đoạn này có thể khiến trẻ bị tổn thương. Nếu ép trẻ luyện tập quá sớm khi các bộ phận chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện (cơ quan thần kinh phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác khi phải tập trung nhìn không bền, thời gian tập trung vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể ngắn, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế…) sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý (cơ, xương, thần kinh…) về sau của trẻ. Hơn nữa ở độ tuổi này cần dành thời gian cho trẻ khám phá thế giới thay cho việc tập viết chữ.

Việc dạy tập tô, tập viết chữ ở lứa tuổi mẫu giáo, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm mầm non không tốt, sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học ở lớp một. Những ảnh hưởng do dạy không đúng sẽ khắc sâu đối với trẻ, rất khó sửa khi vào lớp một và sau này (như cách cầm bút sai, ngồi viết không đúng tư thế…).

Bên canh đó các giáo viên mầm non hiện nay chủ yếu ở trình độ trung cấp mầm non, một số ít có trình độ văn bằng 2 sư phạm mầm non hoặc liên thông cao đẳng, đại học … nên  với kiến thức học ở trường là chăm sóc trẻ là chính cho nên khó có thể có được một phương pháp bài bản, chính quy khi dạy trẻ học viết. Do đó, nhiều trẻ khi vào lớp 1 các cô giáo tiểu học lại phải rèn lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ chỉ thị của bộ là “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Tức là chúng ta vẫn có thể dạy chữ cho trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Đây là những kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp 1.

Tuy nhiên một sự thật hiển nhiên là hiện nay việc dạy trẻ viết chữ ở giai đoạn mầm non gần như được mặc định. Nhiều trường hợp trẻ em lớp 1 bị giáo viên phàn nàn khi không biết chữ khiến cho nhiều phụ huynh cấp tốc cho con đi học thêm. Điều này khiến việc cấm dạy chữ ở trường mầm non bị phản tác dụng. Bộ giáo dục và đào tạo cần có các biện pháp cụ thể và đồng bộ giữa các cấp học, đồng thời cải cách chất lượng nhà giáo trong trung cấp mầm non và các loại hình sư phạm mầm non liên quan để tránh tình trạng này.