Theo nhận định của một số giáo viên về đề thi môn Địa lý kỳ thi THPT năm 2016 có sự phân hóa khá cao, đề bao quát được hết chương trình lớp 12 và có cấu trúc đề thi khoa học hơn năm 2015.
>>Nhận xét đề thi môn văn kỳ thi THPT quốc gia
>>Trượt đại học bạn có thể học trung cấp mầm non
Hầu hết các giáo viên đều nhận định đề thi năm nay rất hay và cũng rất dễ ăn điểm như đề thi môn Ngữ văn; sinh viên không cần học vẹt mà cũng có thể lấy điểm 5 nếu thí sinh có kỹ năng tốt trong phân tích bản đồ Atlat; cùng với cấu trúc đề thi rất quen thuộc sát với đề thi THPT quốc gia năm 2015 và cũng như các đề thi thử tại trường.
Việc lấy điểm 5 là dễ tuy nhiên để lấy điểm 7-8 không phải dễ bởi đề đã có sự phân hóa sâu sắc, thí sinh lấy được điểm 6 -7 phải là những em có học lực khá và điểm 8 trở lên thí sinh phải là những em thực sự giỏi về môn này và điểm tuyệt đối thì rất khó để có thể đạt được; đòi hỏi các em phải vận dụng được các kỹ năng phân tích Atlat và tổng hợp các kiến thức đã học vận dụng vào bài.
Theo cô Đỗ Thị loan, giáo viên trường THPT Tân lập ( Đan Phượng- Hà Nội ) cho biết: “Nhận xét chung về đề Địa lý năm nay tôi thấy đề thi bám sát theo cấu trúc đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu, nó đảm bảo tính khoa học cùng với sự phân hóa rõ ràng trong cấu trúc đề. Tôi cho rằng nội dung của đề thi rất vừa sức với các em, riêng các em học sinh chỉ xét tốt nghiệp cũng có thể làm được điểm 5 một cách khá dễ. Tính chất phân hóa trong cấu trúc đề dải đều ở cả câu 2, câu 3 và câu 4, thí sinh phải có kỹ năng và suy nghĩ kỹ câu hỏi mới có thể làm được; đặc biệt tại câu hỏi số 4 , vấn đề được đặt ra đòi hỏi thí sinh cần nắm bắt tốt các kiến thức trong SGK và kết hợp kiến thức thực tiễn để vận dụng vào bài. Tôi cho rằng năm nay với đề thi này tôi nghĩ điểm 8 điểm 9 sẽ không còn được nhiều như năm ngoái mà phổ biến sẽ là điểm 5 đến điểm 7”.
Phân tích đề thi môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia
Phân tích đề thi:
Câu 1: Hầu hết kiến thức đều nằm trong SGK, câu hỏi rất dễ không đánh đố học sinh, không cần suy nghĩ logic nhiều để trả lời được câu hỏi.
Câu 2: Ngay trong đề đã chỉ rõ số trang cần sử dụng trong bản đồ Atlat vì vậy các em không phải mất thời gian để tìm nội dung câu hỏi ở trang nào như năm ngoái mà học sinh chỉ cần thông thạo cách sử dụng bản đồ Atlat là được và đặc biệt là câu trả lời cho đề bài hoàn toàn nằm trong Atlat các em chỉ cần nắm vững các kỹ năng sử dụng bản đồ là có thể nắm chọn số điểm tuyệt đối của câu hỏi này.
Câu 3: a) Đề thi đã yêu cầu rất rõ là vẽ biểu đồ hình tròn vì vậy câu hỏi này các em chỉ cần làm theo các bước, tính toán bán kính cho biểu đồ và vẽ chính xác là đã ăn điểm tuyệt đối trong phần này.
b) trong câu hỏi này đã có sự phân hóa cần học sinh phải có kiến thức và thực hành nhiều; việc giải thích quy mô lao động làm thay đổi cơ cấu kinh tế các em phải dựa vào biểu đồ kết hợp với những kiến thức trong lớp 12.
Câu 4: Câu hỏi cần sự tư duy và logic cao cùng với nắm vững kiến thức cả trong SGK lẫn kiến thức đời sống xã hội. Đây là một câu hỏi khá hay của môn Địa lý mấy năm gần đây, đánh giá được năng lực của học sinh; câu hỏi này là câu hỏi ăn điểm tuyệt đối vì vậy nó tổng hợp rất nhiều kiến thức. Câu hỏi ăn điểm tuyệt đối với những em muốn thi vào ngành sư phạm tiểu học chuyên về môn Địa lý là một thử thách khá lớn.
Đề thi Địa lý năm nay được đánh giá rất cao phân loại được học sinh có năng lực theo từng cấp độ, với đề thi này học sinh có điểm 9-10 được coi là rất ít, chỉ em nào thực sự giỏi mới có thể đạt điểm tuyệt đối.