giáo dục tiểu học

Hướng dẫn xét tuyển ngành sư phạm tiểu học 2016

Xét tuyển ngành sư phạm tiểu học 2016 nhằm mở rộng đa dạng hóa trong đào tạo giáo viên sư phạm các cấp, giúp cho ước mơ làm giáo viên sư phạm của những bạn có điểm thi không đủ để vào đại học một khởi đầu mới. 

>>Điều kiện để học văn bằng 2 mầm non tiểu học

>>Xét tuyển học bạ THPT vào trung cấp mầm non 2016

Ngành sư phạm tiểu học trong những năm gần đây vẫn thu hút số lượng đông đảo các bạn thí sinh tham gia dự tuyển. Trong số đó không ít người đã đỗ đạt và nỗ lực học tập nghiên cứu rồi trở thành những giáo viên sư phạm có đức có tài. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp thí sinh chỉ thiếu một chút về điểm số và buộc họ phải dừng lại ước mơ làm giáo viên sư phạm của bản thân. Chính vì thế mà tốt chức xét tuyển chính là cơ hội vàng cho những thí sinh không may mắn như trên.

Trung cấp mầm non nói riêng và sư phạm mầm non, tiểu học nói chung đều là những ngành nghề sư phạm có tuyển sinh thông qua hình thức xét tuyển học bạ hoặc điểm số. Điều này thu hút rất nhiều người tham gia bởi không phải ai cũng có nền kiến thức vững chắc hay là đủ tự tin để thi ngành sư phạm cấp cao hơn như đại học chẳng hạn.

xet tuyen nganh su pham tieu hoc nam 2016

Xét tuyển ngành sư phạm tiểu học năm 2016

Vậy thì xét tuyển ngành sư phạm tiểu học 2016 như thế nào?

Trước khi xét tuyển ngành sư phạm tiểu học, thí sinh sẽ phải thi khối M (2 trong 3 môn Toán, Văn, Anh và môn Năng khiếu ). Môn Toán, Văn, Anh sử dụng điểm thi của các bạn trong kì thi quốc gia tốt nghiệp trung học phổ thông. Môn Năng khiếu, thông thường gồm các môn hát, kể truyện, thẩm âm tiết tấu và đọc diễn cảm. Môn Năng khiếu cần phải được đăng kí trước và khi thi sẽ được sắp xếp một ngày riêng để thi. Thí sinh không được dùng điểm thi năng khiếu của trường này để mang sang trường khác xét tuyển, tuy nhiên được phép thi năng khiếu ở nhiều trường nếu không bị trùng lịch thi.

Dù là xét tuyển cao đẳng sư phạm mầm non hay là xét tuyển ngành sư phạm tiểu học thì các trường sẽ xét tuyển theo chỉ tiêu, lấy từ điểm cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Những thí sinh đỗ vào trường sẽ thực hiện các yêu cầu tiếp theo theo yêu cầu của nhà trường. Những bạn không đủ điểm, sẽ được cho tổ chức thực hiện xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 theo quy định của các cơ sở đào tạo nếu như họ vẫn còn chỉ tiêu tuyển sinh.

Thí sinh đỗ vào trường sẽ được đào tạo theo đúng yêu cầu và chất lượng của ngành nghề tại chính cơ sở mà họ tham gia đăng ký xét tuyển. Đồng thời sẽ phải thực hiện đúng nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo đúng quy định của bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

Khi tốt nghiệp sư phạm tiểu học, sinh viên có cơ hội làm giáo viên tiểu học tại các trường công lập, tư thục và các trường tiểu học có yếu tố nước ngoài, quản lý tại các trường tiểu học, làm giảng viên tại một số trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên cả nước. Sinh viên cũng có thể làm việc tại các phòng, Sở giáo dục, làm việc tại các cơ quan, trung tâm nghiên cứu.

MỌI THẮC MẮC THÍ SINH VÀ PHỤ HUYNH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Văn phòng tuyển sinh sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với cô Hoa để được hướng dẫn )

Tel: (04) 62 532 658  (Phòng tuyển sinh )

Hotline:  0975 399 553 (Cô Hoa) – (Phụ trách tuyển sinh)

 (Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

Những quy định của liên thông sư phạm tiểu học 2016

 

Đã có rất nhiều kỳ thi rất nhiều đợt tuyển sinh của tất cả các ngành nghề từ trước cho tới ngày nay. Mỗi kỳ tuyển sinh thì lại có những thay đổi được thông báo cụ thể tới thí sinh. Vậy những quy định liên thông sư phạm tiểu học 2016 là gì ?

>>Liên thông đại học chính quy 2016 có gì mới ?

>>Liên thông đại học 2016 và những điểm đổi mới

Giáo dục tiểu học là giáo dục con người nó đòi hỏi người làm sư phạm tiểu học không chỉ có đức mà còn phải có tài. Vấn đề nhà giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó cần một tấm gương sáng thì mới đủ đức hạnh giáo dục người khác. Tạm thời gác vấn đề đức hạnh qua một bên, chúng ta đang nói tới trình độ của một giáo viên tiểu học. Làm một giáo viên tiểu học không khó nhưng nó đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao bởi vậy mà những giáo viên tiểu học khi chỉ có bằng cao đẳng chẳng hạn thì buộc phải đi học liên thông lên các cấp học cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Liên thông sư phạm tiểu học năm 2016 có những quy định gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau bài viết này.

Giáo dục tiểu học cần những giáo viên có trình độ chuyên môn cao

Sư phạm tiểu học mỗi năm lại cần số lượng lớn người theo học. Và cứ mỗi một mùa thi qua đi thì đọng lại những kinh nghiệm hay những góp ý quan trọng để làm sao có thể điều chỉnh việc liên thông ngày càng chuẩn nhất có thể góp phần lớn vào việc giúp những thí sinh của chúng ta ngày một dễ dàng hơn trong công cuộc thi đầu vào ngành giáo dục tiểu học.

lien thong su pham tieu hoc 2016

liên thông sư phạm tiểu học 2016

Theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo thì mỗi năm đều có những sự thay đổi và giữ nguyên các vấn đề cũ theo từng mùa thi. Liên thông sư phạm mầm non năm 2016 này để có thể dễ dàng hơn cho thí sinh thì bộ cũng đã có chỉ thị về tất cả các vấn đề dù lớn hay nhỏ từ vấn đề thông tin cho tới đầu ra được bộ cân nhắc kỹ lưỡng nhất và đưa ra các sách lược mang tính cụ thể nhất thông tin tới những thí sinh tham dự liên thông sư phạm mầm non ở tất cả các cấp bậc học

Tuyển sinh trung cấp mầm non hay liên thông sư phạm tiểu học về cơ bản đều là những ngành sư phạm rất quan trọng. Bởi thế mà không chỉ có những thí sinh ngay cả những người trong ngành và ngoài ngành cũng quan tâm sát sao bởi dính tới giáo dục con người là điều rất quan trọng bởi vậy liên thông sư phạm tiểu học năm 2016 này đã có rất nhiều đổi mới.

MỌI THẮC MẮC THÍ SINH VÀ PHỤ HUYNH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Văn phòng tuyển sinh sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký dự thi liên thông liên hệ trực tiếp với cô Hoa để được hướng dẫn )

Tel: (04) 62 532 658  (Phòng tuyển sinh )

Hotline:  0975 399 553 (Cô Hoa) – (Phụ trách tuyển sinh)

 (Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ . Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

Giáo dục tiểu học – Cách nhận xét, đánh giá học sinh

Được sự chỉ đạo của Bộ GD – ĐT, trong những năm gần đây bậc giáo dục tiểu học đã thay đổi cách nhận xét, đánh giá học sinh. Tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng với việc này.

Thông tư 30 của Bộ GD -ĐT được ban hành nhằm giảm bớt một phần áp lực nào đó cho các em học sinh ở bậc giáo dục tiểu học và để làm được điều đó thì các giáo viên ngành sư phạm tiểu học cũng phải có những biện pháp phù hợp và cụ thể giúp các em học sinh trong quá trình phát triển nhân cách và kiến thức.

Cách nhận xét, đánh giá học sinh ở bậc giáo dục tiểu học :

Thứ nhất, thay đổi quan điểm đánh giá, chủ động tiếp cận thông tư 30 qua đó giáo viên hiểu được mục đích, nội dung, nguyên tắc và cách thức đánh giá.

Thứ hai, nắm vững các kỹ thuật đánh giá thường xuyên, giáo viên xác định được căn cứ nhận xét, cấu trúc, nội dung, hình thức của lời nhận xét, phân biệt rõ được sự khác nhau giữa nội dung nhận xét tháng và nhận xét tuần.

Thứ ba, lập kế hoạch đánh giá, tùy theo từng môn học, đối tượng học sinh. Giáo viên lập kế hoạch đánh giá thường xuyên theo năm, tháng, tuần, bài, từng hoạt động…Đối với giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc đánh giá theo thông tư 30 tương đối dễ dàng và thuận lời tuy nhiên đối với giáo viên bộ môn còn nhiều khó khăn. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt chủ động trong việc lập kế hoạch đánh giá để có kết quả tốt nhất.

giao duc tieu hoc

giáo viên tiểu học nhận xét, đánh giá học sinh

Giáo viên sử dụng khả năng sư phạm tiểu học sắp xếp ghi nhận xét vào bài, sản phẩm của học sinh một cách khoa học, câu từ ngắn gọn dễ hiểu, chỉ ra được ưu nhược điểm của các em tránh tình trạng gây áp lực cho các em học sinh.

Thứ tư, phân biệt cách nhận xét tuần và nhận xét tháng giúp giáo viên có cách ghi cụ thể. Trong nhận xét tuần thì giáo viên nên sử dụng đại từ xưng hô để thể hiện sự gần gũi với học sinh của mình và sử dụng bằng hình thức bằng lời và viết. Đối với nhận xét theo tháng thì giáo viên phải nhận xét bằng lời và viết và phải chỉ rõ ra được ưu điểm, nhược điểm, biện pháp thật ngắn gọn để lưu ý với chính bản thân mình và không nên sử dụng các đại từ nhân xưng.

Thứ năm, không nên quy định mình phải ghi nhận xét bao nhiêu lần trên một tháng một tuần vì như thế không đúng với tinh thần của thông tư 30 mà như thế tạo ra áp lực cho chính mình. Giáo viên sử dụng các hình thức, nội dung nhận xét linh hoạt sao cho mục đích cuối cùng là có thể giúphọc sinh tiến bộ hơn.

Giáo dục tiểu học là một trong các quá trình rèn người để làm tốt công việc này đòi hỏi giáo viên trước hết phải hoàn thiện được bản thân từ phẩm chất cho tới kiến thức . Nếu bạn muốn làm một giáo viên tiểu học , bạn có thể thi vào khối ngành sư phạm ở rất nhiều trường như trường cao đẳng sư phạm trung ương là một ví dụ . Ở đó bạn sẽ được đào tạo để làm một giáo viên giỏi , có những năng lực đánh giá nhận xét đúng đắn nhất góp phần tạo lên một lền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện.

Nhiều đột phá tạo bước chuyển cho giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học là nền móng của hệ giáo dục nhiều giải pháp quốc dân. Vì vậy những năm qua Bộ Giáo Dục đã triển khai đổi mới giáo dục tiểu học.

Trong bất kỳ 1 cấp học hay hình thức học hay trường học nào như trung cấp mầm non, trung cấp sư phạm tiểu học hay cao đăng sư phạm trung ương hoặc các trường mầm non , tiểu học , dạy nghề …v.v đều cần đến giảng dạy. Vấn đề giảng dạy được sự quan tâm từ đông đảo các phía. Vì vậy trong những năm qua Bộ GD-ĐT đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm đổi mới giảng dạy góp phần thúc đẩy sự phát triển của nên giáo dục nước ta.

Những biện pháp đổi mới mang đến hiệu quả trong bậc giáo dục tiểu học

Một trong những biện pháp được Bộ Giáo Dục thực hiện trong công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học là áp dụng mô hình trường học mới VNEN.

Mô hình VNEN được thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy, học và cách đánh giá, cách tôt chức quản lý lớp học.

Kết quả triển khai cho thấy học sinh ở bậc giáo dục tiểu học tự tin, tích cực và tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học, bước đầu hình thành những thói quen làm việc hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập.

Năm học 2015 -2016 ngoài việc triển khai theo chương trình, dự án ở 1447 trường tiểu học, trên cả nước còn có 451.665 học sinh của 2.318 các trường tiểu học ở 53 tỉnh thành phố đăng ký triển khai nhân rộng.

mo hinh VNEN tai bac giao duc tieu hoc

mô hình VNEN tại bậc giáo dục tiểu học

Cùng với mô hình VNEN, việc đổi mới đánh giá học sinh ở bậc giáo dục tiểu học theo thông tư số 30 cũng được coi là giải pháp đổi mới quan trọng. Trong đó, giáo viên không chấm điểm thường xuyên mà hàng ngày, hàng tuần, quan sát các biểu hiện trong hoạt động để nhận xét sự hình thành và phát triển nhân phẩm, năng lực, từ đó động viên khích lệ giúp học sinh.

Phương pháp đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản cách dạy và học trong trường tiểu học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học .

Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng quá trình đổi mới giáo dục tiểu học cũng cho thấy những bất cập.

Điển hình là một số giáo viên triển khai lớp học VNEN còn máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo và còn lung túng khi nhận xét, hỗ trợ giúp đỡ học sinh. Công tác quản lý ở một số cơ sở giáo dục chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách ngoài quy định gây áp lực cho giáo viên.

Đối với việc thực hiện thông tư 30 vẫn xảy ra tình trạng nhiều giáo viên còn nhận thức theo dạng quy đổi từ đánh giá bằng điểm sang nhận xét dẫn đến việc đưa ra những nhận xét chung chung, ít có tác dụng khuyến khích học sinh tiến bộ hoặc giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

Theo Bộ Giáo Dục, để triển khai mô hình VNEN và thay đổi cách đánh giá học sinh theo thông tư 30 góp phần thực hiện thành công việc đổi mới, toàn ngành sẽ tập trung tập huấn nâng cao khả năng sư phạm tiểu học cho cán bộ.

Các mô hình đổi mới ở tiểu học đang tiếp cận khá tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục vào bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình giáo dục truyền thống. Điều đó là tiền đề cho sự ra đời cách đánh giá học sinh theo phương án mới. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn cần những ý kiến đóng góp nhằm tạo điều kiện cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực.

 

Giáo dục lễ giáo cho trẻ trong giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên mà trẻ được tiếp xúc, tất cả các kiến thức, phẩm chất lễ giáo của trẻ sẽ bắt đầu được hình thành tại bậc học này.

Ngành sư phạm mầm non đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cho các bé ở độ tuổi từ khi bắt đầu có những nhận thức về cuộc sống. Trẻ ở bậc giáo dục mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép, còn ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và cô giáo. Từ đó ta thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyên liên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình.

giao duc le giao cho tre o giao duc mam non

giáo dục mầm non

Những phương pháp giáo dục lễ giáo của trẻ ở bậc giáo dục mầm non

Đầu tiên chúng ta cần xây dựng một lớp học lễ giáo, giáo viên luôn cần chú ý tạo cảnh quan trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc đều làm mới để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp sau khi chơi.

Ngoài ra, giáo viên có thể nâng cao thêm trình độ của mình hay người muốn làm nghề sư phạm mầm non thì nên đi học các khóa đào tạo nâng cao tay nghề sư phạm ở các trường dạy và học trung cấp mầm non tại hà nội hay ở bất kỳ đâu để có thể lồng ghép những nội dung được học đi đôi với giảng dạy nhằm tuyên truyền về giáo dục lễ giáo ở các góc theo chủ đề, trang trí hấp dẫn, sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay một nội dung phù hợp với hình ảnh.

Để giáo dục lễ giáo cho trẻ thì giáo viên phải là người làm gương trong mọi hoạt động  hàng ngày là điều vô cùng cần thiết.

Cô giáo phải luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Đối với trẻ không được to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng, giờ đón trả trẻ luôn ân cần dịu dàng, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, khi trẻ hỏi trả lời rõ ràng, đủ câu, không được trả lời qua loa đại khái.Mặt khác giáo viên phải tìm hiểu và nắm được tình hình tâm lý của trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với các em.

Giáo viên phải luôn vận dụng trình độ sư phạm mầm non của mình để giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên có thể lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày như các tiết học trên lớp, hoạt động ngoài trời và ngay cả lúc đón trả trẻ. Trong khi chơi nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn thì cần nhắc nhở trẻ phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho cái gì thì nhận bằng hai tay và nói cảm ơn.

Không chỉ là giáo dục trên trường mà giáo viên và phụ huynh cũng phải kết hợp với nhau để giáo dục trẻ. Giáo viên cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo nhất là trong tình hình hiện nay nhiều nền văn hóa và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không hề nhỏ về hành vi của trẻ. Đồng thời phải giải trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải giải thích cho trẻ hiểu thế nào là tốt là xấu.

Lễ giáo là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của bất kỳ ai. Đối với trẻ ở bậc giáo dục mầm non thì việc này càng quan trọng hơn vì đây là lúc trẻ hình thành những bước đầu tiên trong nhân cách. Giáo dục lễ giáo ở bậc giáo dục mầm non có tốt thì khi lên bậc tiểu học mới có thể tiếp tục giáo dục để hoàn thiện hơn cho quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

dieu hoa khong mat, báo giá ống đồng điều hòa, huong dan lap dap dieu hoa, thay lốc điều hòa, mua dieu hoa hang nao tot nhat

Tầm quan trọng của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học không xa lạ với bất kỳ ai, nhưng không phải ai cũng biết được tầm quan trọng của cấp học này.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, là cấp học đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế các khối ngành học trung cấp mầm non, cao đẳng hay đại học về sư phạm mầm non đang rất được quan  tâm và đầu tư phát triển.

Hiểu sâu về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của nó

Giai đoạn trước khi chào đời đến khi trẻ 4 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh chóng nhất các kết nối trong kiến trúc não bộ, hình thành nền tảng cho việc phát triển nhận thức, ngôn ngữ, xã hội, tình cảm và vận động. Khi trẻ lên 5, não bộ phát triển lớn hơn và tạo ra các kết nối thần kinh phức tạp hơn giữa các tế bào não. 90% kết nối giữa các tế bào thần kinh con người được hình thành trước khi lên 6 tuổi. Những kết nối thần kinh này giúp trẻ nhạy cảm với thế giới xung quanh, đồng thời hình thành nền tảng cho việc học hành vi và thể lực sau này. Chính vì thế việc giáo dục mầm non có vai trò quan trọng đến sự phát triển tương lai mai sau của trẻ.

giao duc mam non

Một buổi giã ngoại của các trẻ mầm non

Tầm quan trọng của giáo dục mầm non ở chỗ những tương tác sớm và trực tiếp trong quá trình học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến cách thức kết nối được thực hiện giữa các tế bào thần kinh trong não bộ. Trước khi bước vào bậc giáo dục tiểu học trẻ cần được phát triển 5 lĩnh vực: kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung, sự trưởng thành tình cảm, năng lực xã hội, sức khỏe và thể chất. Vì vậy những trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nhưng chưa được chuẩn bị thường bị thiệt thòi hơn so với các bạn. Khi đến trường trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ  được tiếp xúc với những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm mầm non giỏi, được đảm bảo an toàn được chăm sóc chu đáo và được sử dụng các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu về thể chất cũng như phát triển trí tuệ của trẻ. Để đem đến cho trẻ khởi đầu tốt nhất có thể, điều quan trọng là chương trình giáo dục phải cung cấp đủ lượng kiến thức đáp ứng được nhu cầu học hỏi và phát triển của trẻ. Phải tạo cho trẻ có được môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách, trí tuệ và tình cảm xã hội.

Song song với tầm quan trọng của giáo dục mầm non, việc phát triển người dạy cũng là một vấn đề giúp thúc đẩy sự phát triển của nó, đòi hỏi người dạy phải có trình độ bằng cấp. Chúng ta có thể học văn bằng 2 sư phạm mầm non hoặc học bất kỳ hình thức sư phạm mầm non nào bởi vấn đề này cũng đang được đầu tư phục vụ cho chất lượng giáo dục.
Giáo dục mầm non là bước đệm đầu tiên cho các cấp học, giúp trẻ có điều kiện hình thành và phát triển nhân cách cũng như trí tuệ. Chính vì thế cấp học này có vai trò quan trọng giúp cho trẻ có những nền tảng kiến thức đầu tiên cho quá trình học tập lâu dài.



Giáo dục tiểu học xưa và nay

Giáo dục tiểu học  là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Nó theo sau giáo dục mầm non và nằm trước giai đoạn giáo dục trung học. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực.

Nếu như hành trang đi học của học sinh bậc giáo duc tiểu học ngày xưa chỉ là cái bảng đen phấn trắng, và một vài quyển sách quyển vở thì bây giờ giáo dục tiểu học ngày càng phát triển song song với nó là hành trang của các em với một đống sách vở, đồ dùng học tập.

Ngày nay giáo dục tiểu học đang từng bước nâng cao chất lượng

Đối với các môn học của học sinh tiểu học ngày xưa thì chỉ là những quyển sách giáo khoa của bộ giáo dục thì bây giờ kèm theo mỗi môn học là những quyển sách tham khảo, nâng cao nào là để học tốt môn này môn kia, vở luyện viết chữ đẹp, cùng em đến trường …Cặp sách của các em được coi như một thư viện thu nhỏ. Chất lượng giáo dục tăng cao theo cùng với nó là chất lượng và số lượng giáo viên cũng tăng theo, số lượng người có văn bằng 2 sư phạm tiểu học cũng nhiều. Họ được đào tạo theo chiều hướng cải cách mới vì vậy chất lượng giảng dạy và làm giáo án cũng được thay đổi.  Điều đó dẫn đến những cái lợi và cũng có những cái điểm tốt bị mai một dần.

giao duc tieu hoc

Hành trang đến trường của trẻ tiểu học ngày trước

Giáo dục tiểu học ngày nay được đổi mới và cải cách hơn xưa nhiều rất nhiều. Trước đây,nếu như tất cả các dấu trong tiếng việt được biến hóa thành một câu đồng dao “nặng tròn, sắc đứng, huyền nằm, hỏi khom lưng cúi, ngã nằm cong queo” để học sinh dễ nhớ, dễ thuộc. Thế nhưng sau một thời gian đổi mới giáo dục, đổi mới sách giáo khoa, chỉ riêng dấu nặng đã biến tấu thành “dấu nặng như sao trên trời, như nốt ruồi đỏ, như đuôi con rùa”. Cách biến tấu như này khiến cho các em phải nhớ nhiều hơn.

Với phương thức ngành sư phạm tiểu học ngày xưa thì học sinh chỉ cần lên lớp học còn bây giờ ngoài giờ học trên lớp các em còn phải học thêm vào các ngày nghỉ, các buổi tối. Suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh là các em học càng nhiều càng tốt nhưng hiện tại các em đang trong độ tuổi vừa học vừa chơi “học mà chơi , chơi mà học” nhưng cứ nhồi nhét bắt ép các em học suốt ngày thì các em lấy đâu ra thời gian chơi để phát triển các kỹ năng về cuộc sống hàng ngày.

Ngày xưa mỗi khi đi học về các em đều được cha mẹ hỏi được mấy điểm điều đó một phần nào đó đã tạo lên áp lực cho các em. Nhưng đối với giáo dục tiểu học ngày nay áp dụng  theo thông tư 30 của bộ giáo dục và đào tạo từ ngày 15/10/2014 bậc tiểu học đã được bỏ chấm điểm mà thay vào đó là những lời nhận xét của giáo viên, điều này khiến các em một phần nào đó không bị áp lực điểm số đè lên vai.

Xã hội phát triển kéo theo nhiều thứ phát triển theo và giáo dục ngày nay thì cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, không hẳn chỉ là nên đi theo lối mòn ngày xưa. Nhưng có đổi mới phương pháp giáo dục gì đi nữa thì cũng nên làm những điều tốt nhất cho các em những mầm non tương lai của đất nước để các em có một tuổi thơ đúng nghĩa.